Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập:

837588

Liên kết web
boyte cucatvstp congtt congtt
Thư viện ảnh
  • Đồng chí Đỗ Hồng Sơn - Phó Giám đốc Sở Y tế - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Tây Ninh phát biểu t
  • Các đơn vị nhận bằng khen của UBND tỉnh Tây Ninh
Thứ Ba | 23 | 04 | 2024 | (GMT+7)

Cách xử lý khi phát sinh NĐTP

 

Cách xử lý khi phát sinh NĐTP

 

Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp khi xảy ra ngộ độc thực phẩm

“Ngộ độc thực phẩm” là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị nhiễm hoặc có chứa chất độc, gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

1. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

  • Thức ăn bị nhiễm vi sinh vật: do kí sinh trùng, nấm mốc và men
  • Ô nhiễm các chất hóa học: do thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản thực phẩm,…
  • Thức ăn bị biên chất, ôi thiu.

2. Cách nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C.

3. Cách ứng phó và phòng ngừa khi đối mặt với sự cố ngộ độc thực phẩm

a) Khi có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra

– Khi phát hiện trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, người phát hiện bình tĩnh, ngay lập tức xử lý và gọi người đến giúp.

– Xác định tình trạng của nạn nhân: còn tỉnh táo hay ngừng thở, ngừng tim

– Tiến hành thực hiện các bước sau:

  • Làm cho nạn nhân nôn ra hết thức ăn đã ăn vào bằng cách uống đầy nước rồi móc họng.
  • Để nạn nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên (phòng chất nôn sặc vào phổi).
  • Hà hơi thổi ngạt và ép tim.
  • Tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở.
  • Cho nạn nhân nằm nghỉ và uống dung dịch để bù và chống mất nước cho cơ thể.(Dung dịch: hòa 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước).
  • Đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất: bệnh viện khu chế xuất….
  • Mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
b) Công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
  • Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của bếp ăn tập thể tại đơn vị
  • Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Chỉ được phép hoạt động dịch vụ ăn uống sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và có hướng dẫn cụ thể các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể để các cơ sở thực hiện;
  • Tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.


Others:

Tin mới

Login

Login name:
Password:

Change Password

Old password:
New password:
Re-type new password: